Thông tin từ gia đình GS.TS Bùi Khánh Thế, ông qua đời vào ngày 1/4, hưởng thọ 88 tuổi.From: web game casino

GS.TS Bùi Khánh Thế sinh năm 1936, nguyên quán ở Bình Định, được xem là một trong những nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam.

Năm 17 tuổi, nhờ quá trình hoạt động sôi nổi, ông được kết nạp Đảng.

Từ năm 1951-1954, ông hoàn thành chương trình phổ thông ở Trường trung học Hòa Bình, tỉnh Bình Định. Cuối năm 1954, ông thuộc diện học sinh được tập kết ra Bắc để tiếp tục được đào tạo, sau này trở về xây dựng quê hương.

Năm 1956, ông nhận được lệnh tập trung ra Hà Nội để học lớp tiếng Nga. Trước khi thi tốt nghiệp lớp học tiếng Nga, ông được tạo điều kiện thi lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi mới lấy bằng tiếng Nga.

Sau khi tốt nghiệp lớp tiếng Nga năm 1958, GS.TS được phân công làm phiên dịch ở nhà máy Trung quy mô (Hà Nội) một thời gian ngắn.

Sau đó, ông được cử về Trường đại học Tổng hợp Hà Nội để dạy tiếng Nga cho sinh viên, dù khi đó chàng thanh niên ngoài 20 tuổi vẫn chưa có trong tay tấm bằng đại học.

Từ năm 1959, Bùi Khánh Thế là cán bộ thuộc biên chế khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội với công việc dạy Nga văn cho sinh viên.

Bên cạnh việc dạy tiếng Nga và làm phiên dịch, Bùi Khánh Thế còn tranh thủ học tập như một sinh viên chính quy. Đến năm 1968 bằng quá trình nỗ lực tự học, ông mới tốt nghiệp đại học.

Ngay sau khi có bằng cử nhân, ông trở thành cán bộ giảng dạy chính thức của bộ môn ngôn ngữ học khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.From: web game casino

Năm 1975, đất nước thống nhất, ông Bùi Khánh Thế được cử vào tiếp quản các trường đại học ở miền Nam.

Năm 1977, ông Bùi Khánh Thế được cử làm Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp TPHCM. Ông được xem là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc thành lập khoa Đông phương học ở Trường Đại học Tổng hợp TPHCM (1994).

Ông Bùi Khánh Thế nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1981; được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984; được công nhận chức danh Giáo sư năm 2004.

Ông được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưutú năm 1995 và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân vào năm 2000.

Bên cạnh công tác giảng dạy, quản lý, ông còn thực hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như: Nhập môn ngôn ngữ học(NXB Giáo dục, 1995),Từ điển Chăm – Việt(chủ biên, NXB Giáo dục, 1995),Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại(NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2001),Học tập di sản ngôn ngữ của Hồ Chí Minh(NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2011),Tiếng Việt – tiếng nói thống nhất của dân tộc Việt Nam(NXB Chính trị quốc gia, 2012)…

Năm 2017, GS.TS Bùi Khánh Thế tặng lại hơn 2.400 tài liệu, hiện vật của mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Khối tài liệu hiện vật này là tư liệu công cụ, tác phẩm và những hiện vật đã gắn bó hàng chục năm làm việc khoa học của GS. Trong đó, có hàng trăm cuốn nhật ký điền dã, nghiên cứu về ngôn ngữ, hàng trăm bức thư trao đổi với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, bản thảo bài viết về ngôn ngữ, bản thảo báo cáo đề tài, hàng chục cuốn sổ công tác… cùng hàng chục cuốn sách do ông viết hoặc chủ biên.